Chẩn đoán hoạt động doanh nghiệp, thiết kế tương lai phát triển

Mọi doanh nghiệp đều hoạt động trong môi trường kinh doanh biến động, hợp tác sâu rộng và mở cửa thị trường với thế giới và trong nước nên việc phát hiện sớm “những căn bệnh” – khâu yếu kém trong quá trình kinh doanh để có giải pháp “điều trị” là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy, chẩn đoán hoạt động doanh nghiệp là một tất yếu khách quan của quá trình quản trị doanh nghiệp.
diligence

Chẩn đoán hoạt động doanh nghiệp là căn cứ vào những tín hiệu yếu kém và kết quả phân tích hoạt động kinh doanh để sớm phát hiện những căn nguyên yếu kém trong từng giai đoạn và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tìm mọi giải pháp khắc phục sẽ tránh được những rủi ro có thể xảy ra.

Nếu xem quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một cơ thể sống thì bất kỳ một sự yếu kém của bộ phận nào và mặt hoạt động nào đều ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, khi chẩn đoán hoạt động doanh nghiệp phải dựa vào sự liên kết chặt chẽ giữa các thông tin.

Phương pháp thực hiện chẩn đoán

Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin để đạt được sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý và các đặc thù ngành. Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn và trao đổi với ban lãnh đạo công ty, cán bộ quản lý tại các bộ phận. Từ đó, Chúng tôi tiến hành nhận diện và khoanh vùng những rủi ro, thách thức mà công ty đang đối mặt ở thời điểm hiện tại cũng như những rủi ro, thách thức tiềm tàng trong tương lai. Chúng tôi cũng tiến hành tìm hiểu về hệ thống quản trị, hệ thống ứng dụng CNTT hiện hữu tại công ty và phân tích, đánh giá hiện trạng của các hệ thống này trên ba khía cạnh: tính thích hợp, tính hữu hiệu và tính hiệu quả của nó cho mục tiêu ngăn ngừa, phát hiện và giải quyết các rủi ro và thách thức.

Dựa trên kết quả của việc phân tích và đánh giá, chúng tôi tiến hành xác định những điểm còn tồn tại, những điểm thiếu của hệ thống quản trị và hệ thống ứng dụng CNTT mà công ty đang áp dụng. Sau đó, chúng tôi tiến hành việc đánh giá những rủi ro liên quan tới những tồn tại cần khắc phục này. Chúng tôi cũng tổng hợp và phân loại theo các mức độ rủi ro cao, rủi ro thấp và rủi ro trung bình để từ đó, khái quát những nội dung, vấn đề mà chúng tôi cho rằng lãnh đạo công ty cần quan tâm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *